Tổ chức phi chính phủ và truyền thông phi chính phủ?
Tổ chức phi chính phủ (NGOs) được hiểu là một tổ chức không thuộc bất kỳ chính phủ nào (non-governmental organization), hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa và mục tiêu chính không để thương mại. Các tổ chức NGOs tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia.
Có 4 nhóm chính của các NGO trên thế giới dễ thấy nhất đó là:
- Hiệp hội tự nguyện chưa hợp nhất
- Quỹ tín thác, tổ chức từ thiện và các quỹ
- Các công ty không chỉ vì lợi nhuận
- Các thụ thể được thành lập hoặc đăng ký theo luật phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận đặc biệt.
Một số NGO quốc tế;
- Tổ chứ Hòa bình xan
- Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn
- Tổ chức Tầm nhìn thế giới
- Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
- Quỹ phần mềm tự do
- Bác sĩ không biên giới
- Tổ chức minh bạch quốc tế
- Tổ chức theo dõi nhân quyền
- Dịch vụ nhân đaoọ cho trẻ em Việt Nam…
Truyền thông phi chính phủ là thực hiện công tác truyền thông cho các tổ chức phi chính phủ , đảm bảo cho mọi hoạt động truyền thông trong tổ chức, giữa tổ chức với các đối tác và các nhà tài trợ bên ngoài được vận hành thông suốt.
Truyền thông phi chính phủ là làm gì?
- Làm việc với văn phòng toàn cầu
– Tổ chức các chuyến thăm cho nhà tài trợ sang Việt Nam thăm các vùng dự án, trò chuyện với các đối tác, đối tượng thụ hưởng (học sinh, người nghèo, người già, phụ nữ, người khuyết tật…) để hiểu rõ hơn tổ chức đang làm gì tại Việt Nam và sử dụng tiền đóng góp của họ như thế nào.
– Chia sẻ thông tin và xây dựng quan hệ với các nhà tài trợ trong và ngoài nước, giúp họ hiểu và tiếp tục đóng góp tài trợ cho tổ chức.
– Cung cấp các câu chuyện, hình ảnh, video về hoạt động tại Việt Nam cho văn phòng toàn cầu để họ dùng làm tư liệu cho các hoạt động gây quỹ trên thế giới.
– Triển khai các chiến dịch vận động gây quỹ và chiến dịch truyền thông chung tại tất cả các quốc gia có văn phòng.
- Làm việc với văn phòng địa phương
– Lên chiến lược truyền thông, triển khai các hướng dẫn thương hiệu, thực hiện newsletter (bản tin điện tử) và các chiến dịch truyền thông, đảm bảo tính nhất quán và cập nhật trong các hoạt động của tổ chức trên các kênh truyền thông.
– Làm việc chặt chẽ với các chương trình để tư vấn các điểm nhấn truyền thông mà chương trình cần có khi làm việc với đối tượng thụ hưởng (ví dụ: trẻ em, người cao tuổi…), làm việc với đối tác (chính quyền địa phương, thầy cô giáo).
– Kết nối, xây dựng quan hệ và duy trì quan hệ với báo chí, các tổ chức phi chính phủ khác, tình nguyện viên và các cá nhân có quan tâm đến tổ chức, nhằm tận dụng tốt nhất nguồn lực hỗ trợ này.
– Hỗ trợ bộ phận Nhân sự và Hành chính trong các sự kiện, hoạt động truyền thông nội bộ.
- Làm việc như một thành viên của tổ chức phi chính phủ mà bạn đang phục vụ
– Bạn sẽ phải làm việc theo giờ hành chính, thường là theo thời gian biểu quốc tế, 5 ngày/tuần và thường xuyên phải đi công tác để khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế tại các địa phương, vùng sâu vùng xa.
– Làm truyền thông phi chính phủ sẽ rèn luyện khả năng giao tiếp, ngoại ngữ và tính linh hoạt, chủ động trong công việc. Bạn sẽ được gặp gỡ với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội.
– Đặc biệt bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ chất lượng như: các doanh nhân, nhà tài trợ, các nhà báo tại các cơ quan truyền thông uy tín khác, những người cùng đam mê cống hiến giống bạn.
– Và quan trọng nhất, bạn sẽ tìm thấy một bản thể tích cực, cởi mở hơn, một trái tim yêu thương và một tâm hồn rộng mở thông qua công việc này.
Kiến thức và kỹ năng cần có khi làm truyền thông phi chính phủ?
- Về kiến thức
– Các bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về lĩnh vực truyền thông – báo chí, đặc biệt là kiến thức về quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện, truyền thông số hóa.
– Cần trang bị kiến thức về công tác xã hội vì phi chính phủ là các tổ chức xã hội. Các hoạt động công tác xã hội, phát triển cộng đồng là các hoạt động chính chúng ta phải truyền thông trong chuỗi công việc của mình.
– Cần có kiến thức về đạo đức và trách nhiệm xã hội (CSR), vận động gây quỹ do chúng ta phải làm việc nhiều với các doanh nghiệp trong khuôn khổ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội và huy động quỹ.
- Về kỹ năng cần có
– Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
– Kỹ năng phiên dịch và dịch thuật
– Kỹ năng viết, biên tập tin bài
– Kỹ năng quay phim, chụp ảnh, dựng phim, chỉnh sửa hình ảnh, thẩm định sản phẩm video
– Kỹ năng điều phối công việc, chịu được áp lực cao
- Về tác phong, thái độ làm việc
– Cần yêu tổ chức và trân trọng công việc của mình vì đây là một công việc mang lại những điều tốt đẹp trong một tổ chức mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội, cho thế giới.
– Cần am hiểu về tổ chức, thấu hiểu nhu cầu của các đối tượng mà tổ chức hướng đến
– Cần khiêm tốn và chân thành bởi chúng ta chỉ là một thành viên của tổ chức, giúp tổ chức kết nối với những đối tác, cộng đồng thụ hưởng chứ chúng ta không có quyền ban phát lợi ích.
– Cần có thái độ cống hiến, tự nguyện, tấm lòng cho đi một cách vô điều kiện.
Tiềm năng của công việc truyền thông phi chính phủ?
– Mức thu nhập khá ổn so với các vị trí khác trong thị trường lao động hiện nay. Lương khoảng 10 triệu/tháng và tăng dần theo thâm niên, năng lực.
– Công việc này rất phù hợp với các bạn trẻ năng động vì nó kết hợp nhiều kỹ năng, kiến thức của các ngành nghề khác nhau, ở một vị trí giao thoa nhiều ngành nghề khiến người làm việc cần đa năng và cũng giúp cho họ có được nhiều trải nghiệm sinh động.
– Một cán bộ truyền thông phi chính phủ có thể tương đương hoặc phù hợp với các vị trí khác như: phóng viên- biên tập viên ở công ty truyền thông, nhân viên công tác xã hội tại các cơ quan tổ chức trong – ngoài nước, nhân viên phát triển hoặc nhận viên đối ngoại tại một tổ chức – doanh nghiệp cụ thể… và ngược lại.
– Hiện nay chưa có chuyên ngành đào tạo chính thức trong các trường CĐ-ĐH tại VN nhưng các bạn có thể theo học các khóa ngắn hạn tại các trung tâm như AAM (Trung tâm Đào tạo nghệ thuật và Truyền thông Châu Á) để có thể tiếp cận với nghề và được tư vấn, giới thiệu vị trí công việc một cách nhanh nhất.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG CHÂU Á tổ chức các lớp ngắn hạn về chủ đề truyền thông phi chính phủ, trong đó cung cấp tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm, đặc điểm, lời khuyên và giải đáp thắc mắc liên quan đến công việc này một cách cụ thể nhất. Học viên có thể được giới thiệu đến các vị trí công việc phù hợp tại các cơ quan, doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
ThS. Bùi Phương Thảo
ĐT: 036 414 9193 / Email: vvcconnectvietnam@gmail.com